Xử lý ô nhiễm nông thôn bằng chế phẩm sinh học

20121225xu ly o nhiem nong thon bang che pham sinh hoc
Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học. Ảnh minh họa. (Nguồn: vtc16.vn)
Mô hình xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn bằng chế phẩm sinh học được tỉnh Phú Thọ triển khai thành công không chỉ giúp tạo ra nguồn phân hữu cơ vi sinh phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp mà còn giúp giảm chi phí sản xuất, tăng độ phì nhiêu của đất.
Đặc biệt, việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giúp người dân hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.
Mô hình triển khai thí điểm từ tháng 9/2012 tại ba xã là An Đạo (huyện Phù Ninh), xã Kinh Kệ (huyện Lâm Thao) và xã Thượng Nông (huyện Tam Nông). Theo đó, mỗi hộ tham gia được cấp miễn phí 0,5kg men Emuniv dạng bột, kèm 1 lít men Emic dạng lỏng và được các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện hướng dẫn kỹ thuật phun và nhân nuôi chế phẩm để sử dụng trên diện tích rộng và lâu dài. Kết quả cho thấy, chế phẩm có tác dụng tạo ra quá trình phân hủy chất hữu cơ, không tạo ra mùi hôi, vi khuẩn có lợi ức chế vi khuẩn có hại.
Ngoài việc khử mùi hôi thối cho gia súc gia cầm, chế phẩm còn có tác dụng làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh. Khi phối trộn một liều lượng nhỏ vào thức ăn của gia súc, gia cầm có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu các loại thức ăn, kích thích khả năng sinh sản, tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi, tiêu diệt các vi sinh vật có hại.
Đối với môi trường, chế phẩm có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi thối, nên khi phun vào bãi rác, cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi có tác dụng khử mùi hôi một cách nhanh chóng; đồng thời số lượng ruồi muỗi, ve, côn trùng giảm hẳn. Chế phẩm có thể giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các enzim phân hủy có khả năng phân hủy các hóa chất nông nghiệp tồn dư, môi trường được cải thiện.
Ông Lê Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ, cho biết Chi cục sẽ nhân rộng mô hình xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn bằng chế phẩm sinh học cho các huyện, thị, thành trong tỉnh. Ngoài ra, nông dân có thể phun phế phẩm này vào rơm, rạ ủ đống sau khi thu hoạch lúa, sau một thời gian ngắn sẽ có được nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng./.

100 tấn cá chết phủ trắng sông ở Trung Quốc

Một số lượng lớn cá chết được phát hiện trên sông Phủ Hà, tỉnh Hồ Bắc, với nguyên nhân được cho là do chất thải amoniac.

Một ngư dân vớt cá chết trên sông Phủ Hà, tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh AFP
Một ngư dân vớt cá chết trên sông Phủ Hà ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh AFP
Hãng tin Xinhua cho biết, bộ phận bảo vệ môi trường tỉnh Hồ Bắc phát hiện lượng cá chết trên sông từ hôm 2/9. Nguyên nhân sự việc được xác định do một công ty hóa chất đã tiến hành xả chất thải amoniac ra sông Phủ Hà.
Theo ước tính, khoảng 100 tấn cá chết dọc 40 km của con sông đã được vớt lên bờ. Cơ quan môi trường tỉnh Hồ Bắc khuyến cáo người dân không nên ăn cá chết và cho biết nguồn nước không bị ảnh hưởng.
Công ty Khoa học và Công nghệ Shuanghuan tỉnh Hồ Bắc bị đình chỉ hoạt động ngay sau khi thanh tra kiểm tra mẫu nước thải trong cống xả của công ty này. Kết quả cho thấy nồng độ amoniac thải ra môi trường ở mức 196 mg/lít, vượt xa tiêu chuẩn cho phép của Trung Quốc. Công ty để xảy ra vụ rò rỉ hóa chất nói trên có trụ sở tại thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc và được niêm yết trên sàn chứng khoán Shenzhen.
Vụ việc xảy ra gần làng chài Huanghualao, nơi có 1.600 ngư dân. "Cá chết phủ trắng mặt sông. Chúng trông giống như những bông tuyết vậy", Wang Sanqing, một người dân ở làng cho biết. "Làng này có 150 thuyền đánh cá và họ đang chịu thiệt hại lên đến 70.000 nhân dân tệ mỗi ngày". Số tiền này tương đương khoảng 11.500 USD.
Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm gia tăng, hậu quả của chính sách tăng trưởng kinh tế nhanh trong nhiều thập kỷ qua. Đây là diễn biến mới nhất kể từ khi hơn 16.000 con lợn chết được thu hồi trên sông Hoàng Phố chảy qua thành phố Thượng Hải hồi đầu năm nay.


0 nhận xét: