Vì sao công nghiệp hóa và đô thị hóa ảnh hưởng đến môi trường
Khi loài người xuất hiện đã tác động vào môi trường xung quanh để sinh sống nhưng trong thời gian đó những tác động đó gần như là không đáng kể so với sự bao la, vĩ đại của mẹ thiên nhiên. Những diễn biến to lớn chỉ xảy ra cách đây 1000 năm và củng từ thời khắc đó con người đã trở thành một nhân tố sinh thái quan trọng biến đổi hoàn toàn bộ mặt của môi trường sống.
Trào lưu đô thị hóa rộng lớn ở qui mô thế giới chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ 19. Ở Mỹ năm 1800 chỉ 6% dân số sống đô thị đến 1970 số dân sống ở đô thị đã tăng lên 80%. Tăng dân số là hiện tượng phổ biến xảy ra với đô thị từ đó lại phải mở rộng ra thị trấn. Dĩ nhiên khi thị trấn mở rộng thì diện tích rừng, sông ngòi sẽ bị thu hẹp. Theo đánh giá của bản báo cáo giám sát môi trường định kỳ năm đó thì diện tích rừng ở Mỹ giảm 10%, sông ngòi thu hẹp 5%. Các con số đó tăng dần vào những năm sau.
Một công ty môi trường đánh giá rằng sự can thiệp của con người vào môi trường sống giai đoạn lúc ấy là cực kỳ to lớn và tăng rất nhanh. Nhiều nhận xét rằng trong năm đó để giải quyết được vấn đề đô thị hóa thì phải giải quyết rất nhiều vấn đề về đất đai, lương thực, thực phẩm. Chính vì lúc đó không đủ trình độ nên nhiều quốc gia quyết định hy sinh môi trường sống bằng việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của mình để phục vụ cho vấn đề về đất đai, lương thực.
Đó là vấn đề ở các nước phương tây còn vấn đề ở châu á thì sao ? Để tạo ra diện mạo đô thị hóa các nước phương tây mất 100 năm còn các nước châu á chỉ mất trong vòng 50 năm. Vì sao lại nhanh như vậy ? Đô thị hóa mang lại cho các nước châu á phát triển trình độ ngày càng cao nhưng ở một vài quốc gia mức độ đô thị hóa quá nhanh, không đồng bộ và hậu quả xảy ra là không thể vãn hồi.
Một nhân viên làm về dịch vụ tư vấn môi trường đã nói về “công thức” đô thị hóa của các nước châu á như sau. Để nhanh chóng phát triển đất nước, các nước chậm tiến nói chung và châu á nói riêng thường tiến hành công nghiệp hóa với cường độ cao, tập hợp tác cả nhân tài, vật lực, tài nguyên rất lớn trên một lãnh thổ hạn chế nhằm tạo ra bước tăng trưởng kinh tế nhảy vọt. Điển hình của “công thức” này là thái lan, Bangkok có 9 triệu dân còn Chiang Mai chỉ có 500000 dân và hơn 65% dân số còn lại là nông dân đã bỏ về Bangkok để sinh sống.
Ở nước ta thì đang dần trở nên nhu thái lan khi Hà Nội và TPHCM đang là 2 thỏi nam châm cực lớn thu hút người dân khắp nơi của địa phương. Dân số của 2 trung tâm này tăng đến mức khó kiểm soát. Chính sự công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự gia tăng đông đúc đã dần đẩy 2 trung tâm này thành nơi ô nhiễm nhất nước. Nếu không có những biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường như xử lý nước thải sản xuất, xử lý khí thải, có những kế hoạch đô thị hóa đồng bộ thì trong tương lai tình hình ô nhiễm của ta còn nặng nề hơn cả Thái Lan. Thông tin của bài viết được lấy ý kiến từ những chuyên gia tư vấn môi trường trong nước và quốc tế
0 nhận xét: