EITI ngày càng được hưởng ứng trên thế giới
Hội nghị toàn cầu lần thứ 6 về Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng (EITI) được tổ chức tại thành phố Sydney, Australia trong hai ngày 23-24/5/2013, thu hút sự tham gia của hơn 1.200 đại biểu đến từ 96 quốc gia trên thế giới
Trong số này, có tới 34% đại biểu đến từ khối cơ quan quản lý nhà nước (bao gồm 4 nguyên thủ quốc gia và hơn 10 vị bộ trưởng, thứ trưởng), môi trường 21% là đại diện của các tổ chức xã hội, 17% là đại diện của các công ty khai khoáng, còn lại là các thành phần khác.
Theo thông tin từ Liên minh khoáng sản*, Hội nghị gồm 4 phiên thảo luận toàn thể và 8 phiên thảo luận chuyên đề với hơn 100 lượt diễn giả trình bày tham luận và phát biểu ý kiến.
Cũng trong Hội nghị lần này, thông qua điện đàm, Thủ tướng Anh và Tổng thống Pháp đã chính thức công bố hai quốc gia sẽ tham gia EITI trong thời gian tới.
Đặc biệt, tại Hội nghị, Ủy ban EITI quốc tế đã thống nhất thông qua  môi trường xanh Bản tiêu chuẩn EITI phiên bản 2013 để làm cơ sở hướng dẫn cho các quốc gia thực thi EITI.
Với số lượng 37 quốc gia tham gia và rất nhiều các quốc gia khác đang trong giai đoạn chuẩn bị tham gia, có thể nói EITI ngày càng nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên toàn thế giới. Ngoài Na Uy là quốc gia phát triển đầu tiên trở thành quốc gia tuân thủ EITI, hiện Mỹ, Australia, Anh, Pháp và Canada cũng đang trong quá trình chuẩn bị tham gia sáng kiến này.
Trong khu vực Đông Nam Á, xu hướng tham gia EITI cũng đang tăng lên. Ngoài Indonesia đã tham gia, gần đây Philippine và Myanmar cũng công bố chính thức về việc sẽ tham gia sáng kiến EITI.
Ở Việt Nam, Bộ Công thương được Chính phủ giao tiếp cận nghiên cứu sáng kiến EITI. Gần đây, với sự hỗ trợ của Bộ phát triển Vương quốc Anh (DFID), Bộ đã phối hợp với tổ chức tư vấn quốc tế Adam Smith International thực hiện nghiên cứu khả thi về Cty môi trường tham gia EITI ở Việt Nam. Báo cáo kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, Việt Nam hội tụ đầy đủ yếu tố để tham gia thực thi EITI nhằm góp phần quản trị tốt tài nguyên khoáng sản và đảm bảo việc khai thác tài nguyên sẽ đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Thực tế cũng minh chứng các quốc gia tham gia EITI đã bắt đầu thu được kết quả rõ ràng về mức độ đánh giá tín nhiệm của quốc tế đối với khả năng quản trị quốc gia (như trường hợp Indonesia) hay tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia (như trường hợp của Nigeria, chỉ trong vòng 4 năm thực thi EITI, quốc gia này đã phát hiện, thu về ngân sách hơn 2 tỷ USD có nguy cơ bị thất thoát). Hoặc như ở Mông Cổ, báo cáo các khoản chi từ các công ty khai khoáng lớn gấp 2,75 lần báo cáo các khoản thu của các cơ quan quản lý nhà nước, giúp phát giác lỗ hổng và nguy cơ tham nhũng trong quản lý nguồn thu từ khai khoáng của quốc gia này.
theo thiennhien

0 nhận xét: