Công nghệ nuôi cấy ngọc trai thân thiện môi trường
Humbert, một công dân nước Pháp, là người quản lý và chủ sở hữu của Kamoka Pearl, một doanh nghiệp gia đình cửa hàng trên đảo san hô Polynesia của Pháp đã cố gắng để cải thiện chất lượng thị trường ngọc trai quốc tế bằng cách cải tạo màu sắc của ngọc trai
Một công ty môi trường đa quốc gia đã cử nhân viên xuống tận đảo Tahiti để ghi nhận quá trình làm ngọc trai của Humbert. Kamoka Pearl được thành lập vào năm 1990 bởi cha và anh trai của Humbert. Một năm sau đó, ông bỏ đại học, nơi ông theo học về ngành sinh vật biển, Josh Humbert tham gia kinh doanh gia đình, điều này đã làm tăng chất lượng cũng như danh tiếng của ngọc trai Tahiti trên thị trường đồ trang sức quốc tế.
Ngọc trai do Humbert làm ra thường đầy màu sắc, trong đó ngọc trai đen là loại quý nhất. Khác với các trại nuôi ngọc trai trong khu vực sử dụng hạt nhựa hay cát để cấy vào, Humbert sử dụng loại hạt cắt từ ngọc trai mẹ đã chết. Hơn thế nữa để có được ngọc trai với kích thước lớn hơn Humbert thường lấy những ngọc trai nhỏ ra và thay thế bằng một hạt lớn hơn. Theo ông thì nếu mọi việc thuận lợi thì viên ngọc trai đó sẽ lớn hơn và sáng hơn ngọc trai cũ gấp nhiều lần.
Sau khi ngọc trai được thu hoạch, con trai thường chết vì nó không còn khả năng sản xuất ngọc trai. Thịt có thể được tiêu thụ trong nước, vì không có một thị trường quốc tế cho thịt của loài ngọc trai. Để thay thế cho những con chết đi, nông dân thường thu thập ấu trùng từ khu vực nuôi trai
Một trong những thách thức của ngành ngọc trai chính là khi nuôi trai lấy ngọc trai trong môi trường biển sẽ bị bọt biển và các sinh vật biển khác bám vào, khi các sinh vật biển này bám vào quá nhiều sẽ làm giảm chất lượng của ngọc trai. Chính vì vậy những con hàu phải được làm sạch thường xuyên.
Một nhân viên tư vấn môi trường của Virginia cho biết:”Có rất nhiều cách thân thiện với môi trường và phá hoại môi trường biển trong công việc làm sạch vỏ ngọc trai”. Trong nhiều năm qua để rửa vỏ trai bẩn người ta thường kéo chúng lên boong tàu và dùng nước mạnh xịt cho các sinh vật bám trên vỏ trai rơi ra., Nhân viên đó cho biết. "Nếu nước rửa đi trực tiếp trở lại vào môi trường nuôi trai sẽ tạo nên quá nhiều chất hữu cơ, chính điều đó sẽ làm tảo sinh trưởng mạnh mẽ và làm ô nhiễm nguồn nước”
Một phương pháp khác được các nông dân áp dụng đó là mang trai vào đất liền để rửa. Lượng nước rửa vỏ ngọc trai được thải trực tiếp xuống các hồ của địa phương và nhanh chóng làm nước trong hồ trở nên ô nhiễm. Theo báo cáo giám sát môi trường định kỳ của địa phương lý do hồ nước trở nên ô nhiễm nguyên nhân chính là do nước rửa vỏ trai mang quá nhiều chất dinh dưỡng làm cho tảo trong hồ phát triển quá nhanh, đồng thời kéo theo hiện tượng “khử oxi” khiến cho các sinh vật trong hồ chết hàng loạt gây nên mùi hôi.
Humbert đã đưa ra một giải pháp khác. Chính là khi vỏ trai của mình cần làm sạch, ông đã chuyển chúng từ các khu vực nước sâu đến các khu vực nước cạn. Nơi có rất nhiều các loại cá khác nhau sinh sống. Các con trai cần làm sạch được chuyển đến nơi đó trong nhiều ngày, đủ thời gian để cho các loại cá nơi đó xử lý sạch sẽ các loại sinh vật bám trên vỏ trai.
Tin tức được công ty tư vấn môi trường Cao Nguyên Xanh, chuyên về các báo cáo giám sát môi trường, dịch vụ môi trường, dịch và chỉnh sửa theo Wiki và National Geographic
0 nhận xét: